Chúng ta thường cho rằng đó chỉ là nước, và đun sôi sẽ làm cho nước trở nên sạch hơn. Vậy chẳng phải đun nước sôi đến hai lần càng làm cho nước vô khuẩn hơn sao? Nhưng, sự thật lại không như bạn nghĩ.
Bây giờ chúng ta hãy thử tìm hiểu xem điều gì sẽ xảy ra khi nước sôi. Thoạt nhìn, trên bề mặt, bạn sẽ thấy bong bóng và hơi nước bốc lên, nhưng thực tế có một số phản ứng hóa học cũng đang diễn ra khi nước ở trạng thái này. Khi chúng ta đun sôi cùng một lượng nước nhiều lần, lượng oxy sẽ thay đổi và những hợp chất nguy hại cho sức khỏe sẽ tích tụ và tăng dần. Bạn có thể dùng chè để kiểm chứng. Chè được pha với nước mới đun sôi có vị rất khác với chè được pha với nước được đun sôi nhiều lần.
Thực tế, để diệt các loại vi khuẩn thì đun sôi nước là cách làm đúng đắn. Nhưng đun nước nhiều lần sẽ làm thay đổi cấu trúc hoá học của nước và làm xuất hiện những chất khí nguy hiểm, chất độc hại như arsen, nitorat và fluo. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh được mối liên quan giữa chất fluo và sự ảnh hưởng của nó lên hệ thần kinh và não bộ.
Hãy nhớ rằng những khoáng chất có trong nước không bay hơi đi mất. Nếu bạn đun sôi nước nhiều lần cho tới khi cạn nước, bạn sẽ thấy một đống cặn kết tủa đọng dưới đáy ấm. Và khi bạn thường xuyên uống những loại cặn khoáng cô đặc này – thí dụ như canxi – bạn sẽ gặp phải những vấn đề liên quan đến sỏi thận.
Bạn thực sự không nên đun sôi nước hai lần, mà nên đun một lượng nước vừa phải đủ để pha một tách chè. Thói quen này có thể khiến bạn ngại thay đổi nhưng điều đó vẫn tốt hơn là bị ảnh hưởng xấu bởi những cặn tích tụ lâu ngày trong nước đun nhiều lần. Nếu bạn lỡ đun quá nhiều nước rồi và muốn uống nước sạch, hãy để ấm nước đó nguội rồi dùng để tưới cây – điều này không gây nguy hại cho cây cối.
Thông tin này thật hữu ích phải không? Nếu bạn không muốn hệ tuần hoàn của mình chứa đầy những chất độc và trà trở nên ngon hơn thì bạn nhớ chỉ đun nước một lần thôi nhé!
Theo Hefty
Xuân Dung