Trong bối cảnh hiện nay, các thương hiệu ngày càng tập trung vào phát triển sản phẩm và chiến lược marketing. Điều đó kéo theo các mô hình sản xuất OEM trở thành lựa chọn hàng đầu giúp tối ưu chi phí và tăng tốc độ tung sản phẩm mới ra thị trường để mở rộng quy mô. Vậy OEM là gì, những ưu điểm của giải pháp này sẽ giúp gì cho doanh nghiệp? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. OEM là gì?
OEM là viết tắt của Original Equipment Manufacturer, có nghĩa là nhà sản xuất thiết bị gốc. Để dễ hiểu, OEM là hình thức sản xuất sản phẩm theo yêu cầu và thông số kỹ thuật của đối tác, sau đó được bán dưới thương hiệu của khách hàng đó.
OEM xuất hiện trong nhiều ngành như ngành công nghiệp sản xuất ô tô, ngành công nghiệp phần mềm, ngành sản xuất mỹ phẩm, ngành sản xuất thực phẩm,…
Trước đây, hình thức OEM thường chỉ những doanh nghiệp sản xuất phụ kiện được sử dụng trong cấu tạo của một sản phẩm nhất định của doanh nghiệp khác, sau đó bán cho người tiêu dùng cuối.
Ví dụ khác là các công ty sản xuất máy tính như Dell hay HP. Ở trường hợp này, khi ra mắt các sản phẩm máy tính cho người dùng cuối, họ cần các hệ điều hành để chiếc máy tính được hoạt động trơn tru. Nhưng các hệ điều hình này thực tế do Microsoft sản xuất và cung cấp. Trong trường hợp này, Microsoft là nhà sản xuất OEM, và những chiếc máy tính sẽ được tiêu thụ dưới thương hiệu Dell hay HP.

Ngày nay, OEM được nâng cấp, những công ty OEM có thể hoàn thiện sản phẩm theo yêu cầu của đối tác. Sản phẩm sau đó chỉ cần đóng gói thêm bao bì hấp dẫn trước khi phân phối đến người tiêu dùng.
Ví dụ như một công ty thực phẩm thiết kế công thức nước cốt lẩu, nhưng không có đủ công nghệ và nhà máy sản xuất. Thay vào đó, họ thuê một đơn vị OEM để sản xuất theo đúng công thức và đóng gói dưới thương hiệu riêng của họ.

2. Hàng OEM là gì?
Hàng OEM là nhưng bộ phận – linh kiện – sản phẩm được sản xuất bởi nhà máy OEM nhưng được bán dưới tên thương hiệu của đối tác đặt hàng. Người tiêu dùng thường không thấy tên nhà máy OEM trên sản phẩm.
Các loại hàng hóa OEM thường được đánh giá cao vì chất lượng và khả năng tương thích với nhiều sản phẩm, nhưng người tiêu dùng cá nhân có thể khó mua vì những mặt hàng này thường chỉ phân phối qua các kênh B2B (Business to Business)
Ví dụ :
- Linh kiện điện thoại, sữa bột, mỹ phẩm, gia vị … thường là hàng OEM do nhà máy sản xuất hàng loạt cho nhiều thương hiệu khác nhau.

3. Lợi ích của mô hình OEM
Đã hiểu OEM là gì, vậy hãy cùng tìm hiểu những lợi ích của hình thức sản xuất này:
- Tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu: Không cần tốn chi phí lớn để xây dựng nhà máy, thuê nhân sự kỹ thuật hay quản lý sản xuất vì các nhà máy OEM đã có cơ sở vật chất và dây chuyền sản xuất đủ đáp ứng sản lượng lớn cho các đối tác.
- Rút ngắn thời gian ra thị trường: Các doanh nghiệp chuyên sản xuất OEM thường có cơ sở sản xuất được đầu tư bài bản và nguồn nhân sự RnD chuyên môn cao giúp đảm bảo chất lượng đầu ra. Nhờ đó, đối tác chỉ cần tập trung nguồn lực vào xây dựng thương hiệu, marketing, phân phối sản phẩm.
- Tăng khả năng mở rộng: Dễ dàng hợp tác với nhiều nhà cung cấp để đa dạng danh mục sản phẩm.
- Khả năng tùy biến cao: Việc sản xuất theo yêu cẩu riêng giúp dễ dàng điều chỉnh công thức, nguyên liệu, kích thước,,.. để nhanh chóng cải tiển chất lượng sản phẩm theo xu hướng tiêu dùng của thị trường.
- Kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn: Nhờ lựa chọn những nhà sản xuất OEM có những hệ thống đảm bảo chất lượng như HACCP, ISO, FDA, BRC, SEDEX …

Bên canh đó, hình thức OEM cũng có những nhược điểm đi kèm như:
- Khó kiểm soát quy trình sản xuất: Khi sản phẩm được sản xuất bởi bên thú 3, chất lượng sản phẩm sẽ khó được kiểm soát hơn. Việc có danh sách những tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm ràng buộc giữa 2 bên là điều cần thiết.
- Phụ thuộc vào nhà sản xuất: Việc quá phụ thuộc vào 1 nhà sản xuất đôi khi cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đó là lý do vì sao cần phải lựa chọn những NSX uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm và có danh tiếng trên thị trường.
4. Công ty TNHH Thực phẩm N F C (Nature Foods) cung cấp dịch vụ OEM đa dạng – linh hoạt cho đối tác ngành sản xuất thực phẩm
Công ty TNHH Thực Phẩm N F C được thành lập từ 2002, với kinh nghiệm hơn 23 năm trong ngành sản xuất thực phẩm, N F C cung cấp dịch vụ OEM toàn diện với danh mục sản phẩm thực phẩm phong phú, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các đối tác trong ngành thực phẩm:
- Trái cây sấy: Chanh, thanh long, dâu… giữ trọn hương vị và màu sắc tự nhiên là nguyên liệu pha chế chất lượng cao trong các loại đồ uống cao cấp.
- Rau củ sấy: Hành là, đậu bắp, bắp hạt, nấm đông cô cắt lát, cà rốt … áp dụng rộng rãi trong ngành hàng sản xuất thực phẩm ăn liền tiện lợi.
- Gia vị dạng bột: Tỏi, hành, tiêu, gừng, ớt, nghệ … dễ dàng tạo các set gia vị nấu – ướp chuyên nghiệp.
- Thịt – hải sản sấy: Thịt gà, tôm, ruốc, cá hồi, nghêu… ứng dụng trong món ăn liền tiện lợi.
- Các sản phẩm giá trị cao: N F C có khả năng gia công các set rau củ – set gia vị,… tạo các concept đặc biệt cho đối tác.
(Tham khảo thêm các sản phẩm tại đây!)

Tất cả sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn quốc tế (HACCP, ISO:22000, FDA…), đảm bảo chất lượng, an toàn và tính ổn định cao.
Kết luận
OEM là mô hình sản xuất giúp các thương hiệu tối ưu chi phí, tăng tốc độ phát triển sản phẩm, đồng thời tập trung vào những thế mạnh cốt lõi như R&D, thương hiệu, và phân phối. Tùy theo năng lực và chiến lược dài hạn, doanh nghiệp có thể chọn hợp tác theo hình thức phù hợp để nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ OEM hoặc vẫn chưa thật sự rõ OEM là gì, hãy liên hệ ngày với chúng tôi để được giải đáp.